Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo dưỡng máy lạnh

Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo dưỡng máy lạnh

Máy lạnh là một thiết bị điện máy vô cùng quen thuộc và cần thiết đối với mọi gia đình, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên khi dùng máy lạnh bạn cũng nên biết rằng: Sau một thời gian hoạt động lớp bụi bám trên lưới lọc không khí, những lớp bám trên cánh quạt làm cho việc trao đổi nhiệt trở nên khó khăn hơn. Vệ sinh máy lạnh sẽ làm tăng nhiệt độ làm lạnh, tăng tuổi thọ cho máy và giảm chi phí phát sinh khi máy lạnh hỏng hóc.


Dưới đây là một vài hướng dẫn vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh trong gia đình bạn
Bước 1: Lau chùi mặt nạ
Để lau chùi mặt nạ của máy lạnh thì đầu tiên bạn hãy lau sạch mặt trước, trước khi rửa để loại bỏ hoàn toàn bụi trên bề mặt. Nhấc mặt trước của máy lạnh lên cao hơn chiều ngang và kéo ra. Chú ý rửa nhẹ nhàng với nước và nước rửa bát bằng miếng bọt biển. Cuối cùng là lau khô phần đáy của mặt nạ và lắp vào máy.


Để tránh khỏi các sự cố khi vệ sinh máy lạnh bạn cần lưu ý:
Khi rửa không được ấn quá mạnh làm nức vỡ mặt nạ; Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh; Không làm khô máy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Bước 2: Rửa lưới lọc máy lạnh
Để hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại và bụi bẩn thì các chuyên gia khuyên bạn nên rửa lưới lọc máy lạnh thường xuyên 2 tuần 1 lần theo các chỉ dẫn sau: Đầu tiên bạn tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra. Sử dụng khăn lau sạch bụi. Sau đó bạn dùng vòi nước thổi theo chiều ngược lại của lớp bụi. Tương tự như bước 1, bạn để lưới khô hẳn rồi lắp máy trở lại. Để không làm hỏng lưới lọc bạn tránh dùng nước nóng 40 độ C để rửa và sấy.

Bước 3: Rửa dàn lạnh máy lạnh
Điều quan trọng bạn nên nhớ trước khi tiến hành rửa dành lạnh máy lạnh đó là bạn cần phải tắt máy. Tiếp theo bạn dùng khăn sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bắn vào theo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước. Dùng bình xịt tưới cây hoa xịt vào các vị trí lá nhôm tản nhiệt trên mặt lạnh, chú ý bắn tia nước gọn không để nước bắn sang các bộ phận khác. Xịt từ từ, không xịt liên tục để nước có thể thoát ra ngoài, không bị tràn ra máy. Để đảm bảo an toàn thì sau ít nhất 15 phút mới được cắm điện máy lạnh. Trong khi rửa bạn cần lưu ý chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.

Bước 4: Rửa dàn nóng máy lạnh
Bạn cũng làm tương tự như việc vệ sinh dàn lạnh nhưng bạn nên chú ý: Phun làm nhiều lần một chút vì ở cục nóng ở ngoài trời nên rất bẩn, việc làm sạch này giúp việc trao đổi nhiệt làm mát được tốt hơn. Chú ý đừng để dàn nóng bị biến dạng khi rửa.

Hoàn thành 4 bước trên là bạn cũng đã hoàn tất việc vệ sinh chiếc máy lạnh của gia đình mình rồi. Để tránh tình trạng lưới lọc bám bẩn thì bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên. Rửa dàn nóng và dàn lạnh định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. Trong trường hợp máy lạnh xuất hiện các sự cố thì bạn không nên tự ý sửa chữa. Tốt nhất là bạn nên liên lạc ngay với nhân viên kỹ thuật để nhờ sửa máy lạnh, để không gây nên những sự cố nghiêm trọng hơn.

Bội Pha

About Bội Pha

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :